XtGem Forum catalog
Bạn đang truy cập wapsite :SiteTaiGame.Wap.Sh
Wap Tai Game Java, Game Crack , Game Viet Hoa, Game Online Hay Cho Dien Thoai
wap tai game java, tai game crack, game viet hoa hay, game online tuyen chon,
1Game Gì Đang Hót ?
Tai Game Avatar 228 - Nâng cấp nhứng tính năng mới nhất
Tai Ninja School 090 - Full Hack + Full Mod
Tai Game Gopet 120 - Cuộc chiến giữa các linh vật
Tai Music City 131 Thành phố âm nhạc phiên bản mới nhất
Tai Khi Phach Anh Hung 148 Auto Click + Mod Full
Tai Game Iwin 272 - Game đánh bài HOT nhất trên điện thoại
Sáng sớm ngủ dậy, bướctới phòng vệ sinh vẫn còn mơ mơ màng màng.
Đụng ngay phải cậu emkhóa dưới, cậu ta bảo: “Anh, lêu anh cái mông.” Tôi lập tức tỉnh táo, kẹp cổcậu ta, đe: “Vừa sáng ra đã muốn ăn đòn hả.”
“Là Từ Trì dạy em,” cậuta thều thào trước khi đứt hơi.
Từ Trì nói đây là tiếngđịa phương ở quê cậu ta, dùng để chào hỏi.
Cũng chẳng biết là thậthay giả, nhưng trông bộ dạng Từ Trì chẳng giống đùa chút nào.
Nếu gặp phải con gái mànói câu này chắc sẽ bị kiện tội quấy rối, còn nếu phải con trai, hẳn sẽ bị tẩncho một trận nhừ tử.
Nhưng vẫn còn hơn cậuchàng đó lại tụt quần xuống mời bạn chào>
Trước cửa nhà ăn, thầyLý đứng bàn bạc với thầy Trương một lúc, rồi thông báo: “Hôm nay chúng ta rangoài uống nước đậu, cảm nhận chút ít văn hóa ẩm thực Bắc Kinh xưa.”
Tôi hỏi Noãn Noãn: “Nướcđậu là sữa đậu nành á?”
“Đương nhiên khôngphải,” Noãn Noãn nói, “sữa đậu nành làm từ đậu tương, còn nước đậu làm từ đậuxanh. Nước đậu chỉ Bắc Kinh mới có, ở nơi khác không thể uống được.”
“Có ngon không?” tôi lạihỏi.
“Đảm bảo sẽ khiến anh cóấn tượng sâu sắc,” Noãn Noãn nói, thái độ rất kỳ lạ.
Tôi thấy lạ, lại hỏi TừTrì: “Nước đậu có ngon không?”
“Sẽ khiến anh nhớ suốtđời.” Thái độ của Từ Trì cũng rất thần bí kỳ quái.
Tôi nghĩ Cao Lượng làngười thật thà, lời nói có lẽ không giả, bèn hỏi tiếp Cao Lượng: “Nước đậu cóngon không?”
“Ờ...” Cao Lượng ậm ờmột hồi, nói: “Lần đầu em uống xong, ba tháng sau ngất ngưởng ngật ngưỡng.”
Ấn tượng sâu sắc, nhớsuốt đời, ba tháng ngất ngưởng ngật ngưỡng, tại sao đều là mấy loại hình dungnày.
Trả lời có ngon haykhông lại khó đến thế sao?
Nếu như bạn hỏi: Cô béđó trông thế nào?
Người ta trả lời: Xinhlắm, bảo đảm khiến cậu nhớ suốt đời.
Bạn đương nhiên sẽ rõ,mình sắp được yế kiến một tuyệt thế gi­ai nhân rồi đây.
Nhưng nếu như người tachỉ trả lời: Đảm bảo khiến cậu ấn tượng sâu sắc, nhớ suốt đời, ba tháng ngấtngưởng ngật ngưỡng.
Làm sao bạn biết cô béđó có xinh hay không? Dẫu gặp khủng long cũng sẽ ấn tượng sâu sắc đến cả đờikhông quên, rồi ba tháng sau ngất ngưởng ngật ngưỡng mà.
Vừa bước vào tiệm nướcđậu, đã lập tức ngửi thấy một mùi men chua nghẹt mũi, khiến người ta thấy khôngthoải mái cho lắm.
Bát nước đậu đặc sánhđược bê lên, màu xanh tro trong vắt; ngoài ra còn có một đĩa dưa muối, một đĩaquẩy vòng.
Sợi dưa muối mỏng dàiđược rắc lên mấy hạt vừng với dầu cay, còn quẩy vòng được rán tới vàng ruộm.
“Cái này phải ăn nóng,”Noãn Noãn bảo tôi, ánh mắt vừa như cười lại như không cười.
Tôi lập cập bưng bátlên, cẩn trọng kề miệng vào thành bát, chậm rãi húp một ngụm nhỏ.
“Ặc!” Tôi kêu lên thảmthiết, nước đậu không chỉ chua mà còn có mùi kỳ kỳ như đậu phụ thối, khiếnngười ta buồn nôn.
Tôi phồng mang trợn má,bóp mũi bịt tai, nhăn nhó mặt mày, vận đủ ngũ quan mà vẫn không đuổi được cáivị kỳ quái đó đi.
Noãn Noãn cười khúckhích, vừa cười vừa nói: “Mau ăn ít dưa muối cho xuôi đi đã.” Tôi vội vàng gắpmột gắp dưa muối bỏ vào miệng, nhồm nhoàm nhai vài miếng, quả nhiên có tácdụng.
“Vị nước đậu kỳ thậtđấy,” tôi nói.
“Đấy là ảo giác thôi,”Noãn Noãn nói, “thử lại lần nữa xem.” Tôi lại bê bát lên, hít sâu một hơi, vũtrang lại tâm lý, rồi nín thở uống một ngụm nữa
Đây nào phải ảo giác?Đây là mùi vị kỳ quái chân thực chứ còn gì nữa. Lúc nước đậu trôi tuột xuống cổhọng, tôi xém chút nữa thì sặc.
Xong đâu đấy, tôi đặtbát xuống, giương đôi mắt trống rỗng nhìn Noãn Noãn.
“Nước đậu này muốn uốngđược, nhất thiết phải đi kèm với dưa muối và quẩy vòng, không được thiếu thứnào,” Noãn Noãn nói. “Nước đậu chua, dưa muối mặn và cay, quẩy vòng giòn, khichua mặn cay giòn kết hợp với nhau, một hương thơm sẽ dần dần quyện mãi trongmiệng.” Noãn Noãn húp một ngụm nước đậu, gắp một miếng dưa muối, một miếng quẩyvòng, mặt mày rạng rỡ, ăn rất ngon miệng.
Tôi càng nhìn càng thấykỳ lạ, không thể tưởng tượng nổi.
“Đã quá đi mất, ăn mộtlại muốn ăn hai,” Noãn Noãn nói.
“Xin nhận của tiểu đệmột lạy,” tôi nói.
Cậu em khóa dưới ngồibàn bên đột nhiên chạy lại, ngồi thụp xuống tóm lấy vạt áo tôi, nói: “Anh ơi,em không xong rồi, mau đưa em đến bệnh viện.”
“Sao thế?”
“Em uống sạch cả bátnước đậu rồi,” cậu ta nói xong liền nhắm tịt mắt.
“Phấn chấn lên đi!” Tôivả cho cậu ta hai phát bôm bốp.
Cậu ta mở bừng hai mắt,đứng dậy xoa má, quay lại chỗ ngồi.
“Vừa rồi anh tát thậtđấy à?” Noãn Noãn hỏi.
“Ừ.” Tôi không nhịn nổi,bật cười khì khì. “Cậu ta thích đùa, anh cũng vui vẻ phối hợp thôi.”
“À mà, vừa nãy nói đếnđâu rồi nhỉ?”
“Anh bảo anh muốn lạyem.”
Tôi lập tức đứng lênkhỏi chỗ ngồi, quỳ một gối xuống đất, hai tay chắp lại, đoạn nói: “Cô nương quảkhông phải người phàm.”
Noãn Noãn bật cười kéotôi đứng dậy, nói: “Thực ra lần đầu tiên em uống nước đậu, cũng không chịu nổicái vị này đâu. Về sau uống liền hơn nửa tháng, quen rồi mới nhận được mùi vị,thậm chí còn nghiện luôn.”
“Thật đúng là đại caphong lưu,” tôi nói.
“Gì cơ?” Noãn Noãn hỏi.
“Là không hiểu.”
“Hả?”
“Vì có câu không hiểuphong lưu, vì thế đại ca phong lưu, tức là đại ca không hiểu.”
“Anh uống nước đậu đầnngười ra đấy à?” Noãn Noãn nói. “Em chả hiểu anh nói cái gì cả.”
“Ý anh là, anh rất rấtkhông hiểu,” tôi nói, “muốn hỏi em chuyện này.”
“Hỏi đi.”
“Lần đầu tiên em uốngnước đậu, phản ứng có phải cũng như anh không?”
“Ừ,” Noãn Noãn gật đầu,“có thể nói vậy.”
“Về sau em uống liên tụchơn nửa tháng mới quen, lại còn nghiện nữa ?”
“Đúng vậy.” Noãn Noãncười khúc khích. “Hồi đó chỉ cần nghe ngóng được chỗ nào có hàng nước đậu giatruyền, xa mấy em cũng đi bằng được.”
“Nếu như lần đầu tiên emuống nước đậu đã thấy không thể tiếp nhận nổi,” tôi nghiêng đầu ngẫm nghĩ hồilâu, “thì sao lại uống tiếp liền hơn nửa tháng làm gì?”
Noãn Noãn trợn tròn mắt,không trả lời, rồi rơi vào trạng thái trầm tư.
“Đây thật đúng là tiểuđệ ngẫm mãi,” lâu sau, Noãn Noãn mới nói.
“Hở?” tôi nói.
“Cũng tức là không hiểuấy,” Noãn Noãn cười cười nói.” Vì có câu ngẫm mãi không hiểu mà.”
“Sao em cũng lại nóichuyện kiểu đấy?”
“Làm thế để anh biếtngười nghe anh nói chuyện khổ đến mức nào.”
“Em vất vả quá,” tôinói.
“Nói linh tinh.” NoãnNoãn bật cười khúc khích.
“Văn hóa uống nước đậu,nghe nói đã có hơn nghìn năm rồi. Vì thế vị của nước đậu có lạ thế nào đi nữa,em cũng phải kiên trì uống bằng được.” Noãn Noãn dường như đã tìm được lý douống nước đậu. “Tóm lại, cứ cho là vì ngốc đi.”
“Em thực quá siêu đấy,”tôi xuýt xoa khen.
“Lương Lương,” Noãn Noãnchỉ cái bát trước mặt tôi nói, “thử nữa không?”
Tôi đưa tay bưng bát,nhưng trước sau vẫn không có can đảm đưa lên miệng, thở dài một tiếng, rồi lạiđặt bát xuống.
Noãn Noãn bật cười, bưngbát tôi lên. Tôi vội vàng nói: “Anh đã uống
“Không sao,” Noãn Noãnnói, “làm được nước đậu vất vả lắm, đừng lãng phí.”
Từ Trì đi qua, thấy báttrước mặt tôi rỗng không, liền kinh ngạc nói: “Anh Thái, anh đã uống hết rồiá?”
“He he,” tôi chỉ cườikhông đáp.
“Không sao chứ?” Từ Trìnhìn mắt tôi, sờ sờ tay tôi, lại lắc lắc cả người tôi nữa.
“He he he,” tôi lạicười.
“Thật không ngờ đấy,” TừTrì nói. “Nào! Anh em mình uống thêm bát nữa!”
“Trì huynh!” Tôi vộivàng túm cậu ta lại, “là Noãn Noãn uống hết giúp anh đấy.”
Từ Trì bật cười ha hả,Noãn Noãn cũng cười, còn tôi chỉ cười gượng gạo.
Tôi bắt đầu quan sátphản ứng của mọi người, sinh viên Đài Loan ai cũng đều có vẻ có kinh hồn bạtvía; phản ứng của sinh viên Bắc Kinh lại muôn hình muôn vẻ hơn, có những ngườisiêu thích uống nước đậu như Noãn Noãn, Từ Trì, cũng có những người miễn cưỡngcó thể uống được như Cao Lượng, đương nhiên còn có cả người nhắm mắt nhắm mũiđành phải uống.
Thầy Lý lo mọi ngườikhông quen uống nước đậu lại đói bụng, bèn gọi thêm mấy món điểm tâm như bánhđường nướng, bánh kỳ lân, bánh mật vừng, bánh nướng mặn... ăn thêm.
Trên đường về trường,Noãn Noãn xúc động nói: “Không hiểu vì nguyên nhân gì mà các tiệm nước đậu càngngày càng ít đi.”
“Anh biết nguyên nhânđấy,” tôi nói.
“Là vì s
“Bây giờ lựa chọn vềđiểm tâm phong phú như vậy, tuy nước đậu có phong vị đặc biệt, nhưng làm gì cóngười trẻ nào cam chịu tập uống thứ nước thiu ấy một thời gi­an dài, cho đếnkhi nước thiu biến thành mật hoa cơ chứ? Ai mà chịu được cả quá trình ấy?”
“Lương Lương.” Noãn Noãntrầm ngâm nói: “Lời anh nói rất có triết lý đấy.”
“Thật à?”
“Ừm.” Noãn Noãn gật đầu,cười nói: “Thật hiếm có.”
“Nếu như nam nữ trên đờiđều có thể đối với nhau chân thành thuần khiết,” tôi nhìn về xa xăm, nói: “tớilúc đó nước đậu có thể ngậm cười tỏa hương rồi.”
“Ngậm cười tỏa hương?”
“Nếu như ai ai cũng cóthể thuần khiết, nước đậu sẽ không cần phải giả vờ chua, thiu để thử lòng con ngườinữa, mà trực tiếp đem hương thơm vốn có của nó ra đối diện với con người làđược rồi.”
“Lời anh nói hệt nhưnước đậu ấy,” Noãn Noãn nói, “nghe lâu rồi cũng thành quen.”
“Thế quen rồi thì cónghiện không?”
“Không nghiện,” NoãnNoãn cười khúc khích, “mà sẽ miễn dịch.”
Trước khi vào giảngđường bắt đầu buổi học, rất nhiều sinh viên ra sức súc miệng cho trôi đi mùi vịquái lạ của nước đậu trong miệng.
Tôi đoán cái vị lạ ấyhẳn khó mà súc cho trôi được, bởi nó đã xộc thẳng vào não, lại bao phủ khắp toànthân rồi.
Quả nhiên, thầy giáo vừabước vào lớp đã hỏi: “Sao lại có mùi chua chua thế này? Các bạn vừa đi uốngnước đậu về
Rồi thầy kể rõ cặn kẽ vềtừng loại nước đậu, cảm xúc như nhớ lại tình yêu đầu ngọt ngào vậy.
“Nước đậu vừa giàu dinhdưỡng, mùi vị lại đặc biệt, đã lâu rồi không uống, tôi rất nhớ hương vị ấy.”
Thầy ơi, xin thầy đừngnói đến nước đậu nữa, mau vào bài học cho rồi.
“Bạn sinh viên ‘Sàngtiền minh nguyệt quang’ hôm qua đâu nhỉ?” Đây là lời đầu tiên thầy nói sau khitrở lại chủ đề chính.
Mọi người sững ra vàigiây, rồi cậu em khóa dưới tôi mới từ từ giơ tay lên.
“Đây,” thầy cười cười,đưa ra một cuộn giấy, “cái này tặng bạn.”
Cậu em khóa dưới bướclên bục giảng, tháo cái chun buộc trên cuộn giấy, mở ra, đó là một bức thư phápcao bằng nửa người.
Bên trên có hai chữ viếtbằng bút lông, vừa đen, vừa đậm, lại vừa lớn: “Tài tử”, bên cạnh còn có cả dấulạc khoản.
Cậu ta mặt đần thối,miệng cười hềnh hệch, mọi người đều hò reo phải chụp lại kiểu ảnh.
Cậu ta lúc thì tay tráilàm chữ V, tay phải cầm bức thư pháp, lúc lại đổi tay trái cầm bức thư pháp,tay phải làm chữ V, tiếp nữa còn hai tay làm hai chữ V, mấy đầu ngón tay cònlại kẹp lấy bức thư pháp.
Đèn flash nháy liên tục,cậu ta cũng cứ miệng cười hi hi ngờ nghệch.
Đúng là đồ ngốc, có lẽcậu ta còn chẳng biết mục tiêu của tất cả các ống kính chính là bức thư phápnữa kìa.
Thầy giáo bắt đầu nhắcqua về quá trình phát triển của chữ Hán từ chữ Giáp cốt, chữ Kim, chữ Triện,chữ Lệ, chữ Khải, rồi đến chữ phồn thể, chữ giản thể.
Thầy nói xong bèn phátcho chúng tôi một bản đối chiếu chữ phồn thể nhỏ, để tiện cho chúng tôi về sausử dụng, rồi nói: “Từ chữ phồn thể sang chữ giản thể dễ, nhưng từ chữ giản thểsang chữ phồn thể khó. Các bạn sinh viên Bắc Kinh phải dụng tâm hơn mới được.” Tiếpđó, thầy giảng đến lịch sử giản hóa Hán tự và mục đích giản hóa, rồi đến nguyêntắc và phương pháp giản hóa.
Tôi có thể coi là mộttrong những người Đài Loan đọc hiểu được chữ giản thể, bởi đã từng tiếp xúc vớimấy quyển giáo trình bằng chữ giản thể khi còn trong viện nghiên cứu.
Lúc mới đầu nói thực làkhông hiểu lắm, nhưng lâu rồi cũng vỡ ra dần dần.
Thỉnh thoảng cũng gặpphải vài chữ không hiểu, nhưng chỉ cần liên hệ chữ ấy với mấy anh em của nó,thì vẫn có thể đoán ra được.
Chữ phồn thể giản hóathành chữ giản thể cũng gây ra lắm chuyện bi hài, không cẩn thận rất dễ gâynhầm lẫn.
...
Tuy có vẻ phức tạp khủngkhiếp là vậy, nhưng đối với những người viết tiểu thuyết bằng chữ giản thể thìđây lại là chuyện tốt.
Vì càng nhiều những từđồng âm, đồng dạng, lại càng khiến tiểu thuyết thâm thúy, thú vị, đây là đặcquyền mà những người viết bằng chữ phồn thể không cách nào có được.
Trước khi hết giờ, thầygiáo kể trước kia thầy thường trao đổi thư điện tử với một người bạn Đài Loan,thời đó chức năng chuyển đổi chữ phồn thể - giản thể còn chưa hoàn thiện, đaphần chỉ có thể dùng tiếng Anh để gi­ao tiếp.
“Thật không ngờ haingười đều nói tiếng Trung lại phải trao đổi với nhau bằng tiếng Anh,” thầy xúcđộng nói. “Kết quả là tiếng Anh của chúng tôi đều trở nên tốt hơn, còn tiếngTrung lại thành kém
Thầy nói đoạn dừng lạitrầm ngâm, nhìn khắp toàn thể sinh viên một lượt, rồi nói: “Mong rằng về saucác bạn sẽ không gặp phải tình trạng đáng tiếc đó nữa.”
Tan học, thầy Lý vộivàng giục chúng tôi đến nhà ăn ăn cơm; tới nhà ăn rồi, lại giục chúng tôi ăncho mau mau.
“Phải tận dụng thời gi­an,”thầy Lý nói, “đi Thiên Đàn nhất định phải đi lúc vắng người mới được.”
“Vì sao lại phải chọnlúc vắng người để đi Thiên Đàn?” tôi hỏi Noãn Noãn.
“Đừng hỏi em,” Noãn Noãnnói, “em cũng có biết đâu.”
“Thế vì sao đi Thiên Đànlúc này lại là lúc vắng người nhất?” tôi lại hỏi.
“Hôm nay là ngày cựcnóng, lại đúng giữa trưa thế này, làm gì có ai muốn ra khỏi nhà chạy lôngnhông?” Noãn Noãn trả lời.
“Vì sao...”
“Đừng hỏi vì sao nữa,”Noãn Noãn ngắt lời tôi. “Còn hỏi nữa là em thu tiền đấy.”
Tôi rút ra một tệ đặttrước mặt Noãn Noãn, hỏi: “Vì sao em lại xinh đẹp thế?”
“Câu này không mấttiền,” Noãn Noãn bật cười, “vì em đẹp bẩm sinh thôi.”
Mọi người vào Thiên Đàntừ Nam Thiên Môn, quả nhiên vì thời tiết nóng nực lại đúng vào giữa trưa, gầnnhư chẳng có bóng dáng du khách nào ở đây.
Vừa bước qua cổng đãthấy một đàn đá lộ thiên có ba tầng thượng, trung, hạ hình tròn, thầy Lý nóiđây là Hoàn Khâu Đàn.
Hoàn Khâu Đàn bị hai bứctường thấp vây quanh hình vuông, bên trong hình tròn, tượng trưng cho trời trònđất vuông.
Đây là nơi hoàng đế tớitế Trời vào ngày Đông chí.
“Chúng ta đi tiếp vềhướng Bắc, lát nữa sẽ lại vòng trở lại,” thầy Lý nói.
Chúng tôi không leo lênHoàn Khâu Đàn, mà đi vòng men theo tầng hạ của đàn đá, theo hướng chính Bắc đithẳng về trước.
Vừa ra khỏi Hoàn KhâuĐàn, liền thấy một ngôi đền có mái cong vút lợp ngói lưu ly xanh lam.
“Đây là Hoàng Khung Vũ,là nơi đặt bài vị của Hoàng Thiên Thượng Đế và hoàng đế Tổ Tiên.” Mọi ngườinghe xong liền muốn đi vào điện xem thế nào, nhưng thầy Lý nói để lát nữa, giờđi sang phía bên trước đã.
“Tuyệt quá, quả nhiênbây giờ không có ai.” Thầy Lý dừng bước bên bức tường bao hình tròn, nói: “Đâylà vách hồi âm. Lát nữa hai người một nhóm, mỗi người đứng ở một đầu đường kínhcủa hình tròn, quay mặt vào tường nói, âm lượng không cần lớn, cũng không cầnkề sát vào tường. Mọi người thử xem có thể nghe thấy tiếng vọng không.”
Vách hồi âm có đườngkính 61,5 mét, cao 3,7 mét, dày 0,9 mét, là tường bao quanh Hoàng Khung Vũ.
Tường được xây bằng gạchnung màu tro nhạt, từng viên gạch liền kề san sát, trơn láng, không có lấy mộtkhe hở, đầu tường lợp mái ngói lưu ly xanh lam.
Kỳ lạ ở chỗ, lúc nãynhiệt độ ngoài trời chắc chắn vượt quá 30 độ, nhưng đi men theo bức tường tròn,lại cảm thấy vô cùng mát mẻ.
Tôi bước đến vị trí đãđịnh, ghé sát tai vào tường, thấp thoáng nghe thấy tiếng gió, còn cả một số âmthanh vỡ vụn nữa.
“Lương Lương.” Tôi nghethấy rồi, là tiếng Noãn Noãn, nhưng âm thanh dường như đã bị cho qua tủ băng,lạnh hơn, lại thấp hơn giọng thật
“Em là người hay là mađấy?” Tôi nói với bức tường.
Noãn Noãn bật cười,tiếng cười mỏng manh, hơi giống tiếng chim hót.
“Em nghe thấy rồi,” làtiếng Noãn Noãn.
“Anh cũng nghe thấyrồi,” tôi nói.
“Anh ăn no chưa?” làtiếng Noãn Noãn.
“Anh ăn no rồi,” tôinói.
“Lương Lương.”
“Noãn Noãn.”
“Em chẳng biết nói cáigì nữa,” là tiếng Noãn Noãn.
“Anh cũng thế,” tôi nói.
Noãn Noãn và tôi đều rấtphấn khích, phấn khích quá lại thành ra không biết nên nói gì?
Trước đây đều là nhìnnhau nói chuyện, giờ lại nhìn tường nói, từ tường nghe thấy lời đáp, thật khôngquen tí nào.
Chúng tôi nói bừa mấycâu chả ra đâu vào đâu, dù gì lời nói cũng không quan trọng, quan trọng chỉ làphát ra tiếng.
Tôi giả tiếng chó sủa,Noãn Noãn giả tiếng mèo kêu, tôi lại giả tiếng chó bị xe đụng, Noãn Noãn bèngiả tiếng mèo bị chó cắn.
Tôi thử nói tiếng Anh,có khi vách hồi âm linh thiêng, chưa biết chừng lại coi thường tiếng Anh, nhưngNoãn Noãn vẫn nghe ra.
“Ta là tài tử đây, gi­ainhân em nơi nao?” là tiếng
Ngoảnh đầu sang liềnthấy Vương Khắc chỉ cách tôi có năm bước chân, cô bé liếc thấy thái độ của tôi,có chút ngượng ngùng bèn nhích ra xa một chút.
“Em muốn tới Noãn Noãn!”tiếng Noãn Noãn truyền đến.
Tôi giật thót mình,quyết định giả chết.
“Chẳng nghe rõ gì cả,”tôi nói.
“Đừng có giả vờ, rõ rànglà anh nghe thấy rồi.”
“Anh có giả vờ đâu.” Tôinói xong liền nhận ra mình bị hớ.
Quả nhiên Noãn Noãn bậtcười hả hê, mà còn cười rõ lâu, như thể muốn khiến tôi phải thấy xấu hổ.
Cùng với tiếng cười củaNoãn Noãn, dường như tôi còn nghe thấy một tiếng nói trong lòng, có lẽ tiếngnói ấy vẫn luôn luẩn quất trong lòng tôi, để đến tận lúc này đây, khi gặp bứcvách hồi âm, mới xuất hiện rõ ràng, trọn vẹn.
“Noãn Noãn, anh...” tôinói.
“Đoạn sau nghe khôngrõ,” tiếng Noãn Noãn truyền lại.
“Noãn Noãn.” Nói đếnđây, tôi ngửa cổ ra sau, nén cho tiếng mình thấp nhất, nhẹ nhất: “Anh thíchem.”
“Đoạn sau vẫn nghe khôngrõ ấy.”
“Đừng có giả vờ,” tôi nói.
“Em không giả vờ mà.”Noãn Noãn dường như đã cuống lên.
Noãn Noãn, anh biết emkhông nghe thấy, nhưng dù gì anh cũng nói rồi.
Đây là tiếng vọng tronglòng anh.
Tiếng vọng này không cầnđược trả lời, nó chỉ muốn được truyền đi thôi.
Thầy Lý để mọi ngườichơi 20 phút, rồi mới giải thích qua về nguyên lý của vách hồi âm.
Nguyên lý này rất dễhiểu, sóng âm ở bên trong mặt lõm của hình tròn, nên sẽ liên tục được phản xạvà truyền đi.
Mặt tường cứng cáp lạinhẵn bóng, độ tản của sóng âm được giảm đến mức nhỏ nhất, vì vậy mới có thểnghe được tiếng vọng trong vòng mấy chục mét.
Nguyên lý nói thì đơngiản, nhưng tính toán chính xác khi xây dựng, chọn lựa vật liệu, tỉ mỉ thicông, mới là điều kỳ diệu của bức vách hồi âm được xây dựng từ mấy trăm nămtrước này.
Lúc này tôi mới hiểu vìsao thầy Lý nhất định chọn lúc vắng người nhất để đến đây, bởi chỉ cần đông dukhách, hàng trăm cái miệng cùng hò hét: Nhóc con, Bố ơi, Em ơi, Anh ơi, Tôimuốn đánh rắm, Ăn shit không...
Bạn còn có thể nghe racái gì nữa đây?
Đừng nói là tiếng vọngtrong mấy chục mét, kể cả có người đứng ngay gần hét lên “Cứu tôi với”, bạncũng chưa chắc đã nghe thấy nữa là.
Thầy Lý dẫn mọi ngườitrở lại trước điện lớn của Hoàng Khung Vũ. Thấy chúng tôi muốn bước vào điện,thầy lại bật cười nói: “Đợi đã nào.”
Thầy Lý sải ba bước dàitrên hành lang từ bắc sang nam trước Hoàng Khung Vũ, rồi dừng lại trên phiến đáthứ ba.
“Đây là đá Tam Âm. Mọingười lần lượt đến vỗ tay ở đây, thử xem có thể nghe thấy ba tiếng vọng không,”thầy nói.
Chúng tôi lần lượt đứngtrên phiến đá thứ ba, lấy hết sức vỗ tay, từng người vỗ tay xong, mọi người lạiquây lại hỏi han xem nghe tiếng vọng lại thế nào, rồi thảo luận đến chuyệnnguyên lý.
Phiến đá thứ ba này vừavặn nằm đúng tâm đường tròn của vách hồi âm, âm thanh phát ra từ đây sẽ truyềnđi bốn phía, đụng phải vách hồi âm phản xạ ngược lại, tụ về tâm ban đầu; rồi cứthế tiếp tục truyền đi, đụng phải vách, lại phản lại, trở về tâm.
Chỉ có điều âm thanhcuối cùng cũng sẽ mất đi, vì vậy, tiếng vọng tai người nghe thấy sẽ càng lúccàng yếu đi.
Trong điều kiện môitrường cực kỳ yên tĩnh, lực vỗ tay đủ mạnh, trong tai không có ráy tai, chưabiết chừng cũng có thể nghe thấy loáng thoáng tiếng vọng thứ tư.
“Các bạn lợi hại đấy.”Thầy Lý vỗ tay.
“Thầy nên đứng ở phiếnđá thứ ba vỗ tay, như vậy bọn em sẽ thấy còn lợi hại hơn,” cậu em khóa dưới tôinói.
Thầy Lý bật cười, đứngtrên phiến đá Tam Âm, lấy hết sức vỗ tay mười mấy cái, chúng tôi đều bật cườithích thú.
Điều này thực ra cũngchẳng có gì, bởi trong đám sinh viên chúng tôi, bất kể là từ Đài Loan hay BắcKinh, ít nhất cũng có đến một nửa học về khoa học.
Quay lại Hoàn Khâu Đàncao ba tầng, chúng tôi trèo thẳng lên tầng cao nhất, trên đàn tế ngoài phiến đátrung tâm là hình tròn ra, những phiến đá quây các vòng bên ngoài đều có hìnhcánh quạt.
“Phiến đá này gọi là đáThiên Tâm,” thầy Lý chỉ vào phiến đá tròn trung tâm, nói. “Nghe nói đứng giữaphiến đá này dù có nói nhỏ đến đâu, tiếng vọng cũng rất âm vang, lại như thểtiếng từ trên trời vọng xuống. Về nguyên lý thì các bạn hẳn nắm vững hơn tôi,có thể nói cho được không?”
Nguyên lý này cũng tươngtự như đối với đá Tam Âm, đá Thiên Âm vừa đúng nằm ở tâm vòng tròn, xung quanhlại là lan can bằng đá cẩm thạch trắng.
Sóng âm truyền đi bốnphía, sau khi va phải lan can vòng cung kiên cố, phản xạ lại tâm vòng tròn.
Điểm khác với đá Tam Âmlà, bề mặt Hoàn Khâu Đàn trơn nhẵn, trong đàn không hề có bất cứ vật cản nào,lại thêm bán kính của vòng tròn khá nhỏ, do vậy sau khi âm thanh phát ra, tiếngvọng sẽ được truyền lại với tốc độ cực nhanh, khiến người nghe không sao phânbiệt nổi tiếng vọng và tiếng gốc.
Tiếng vọng và tiếng gốccùng hòa vào nhau, kết quả là âm thanh nghe được sẽ có cảm giác vang vọng vàcộng hưởng hơn.
Cũng vì sóng âm đượcphản xạ lại từ khắp tứ phía, không thể làm rõ hướng của tiếng vọng, nên có ảogiác như tiếng vọng đó từ trời vọng xuống.
“Thời xưa, khi hoàng đếđứng đây tế trời, chỉ cần hô khẽ một tiếng, khắp bốn bề đều vọng lại tiếng vangrần, như sấm truyền từ trời xuống vậy, cộng thêm không khí trang nghiêm lúc tếlễ, mọi sự càng trở nên thần bí.”
Thầy Lý cũng nói nhữngphiến đá hình quạt bao quanh đá Thiên Tâm là đá ngải thanh, tầng thượng, tầngtrung, tầng hạ mỗi tầng có chín vòng đá, càng là những vòng bên ngoài càng cónhiều phiến đá, nhưng số lượng đều là bội số của chín.
Cầu thang nối giữa cáctầng đều có chín bậc, lan can đá tầng thượng gồm 72 phiến đá, tầng trung gồm108 phiến, tầng hạ gồm 180 phiến, không chỉ đều là bội số của chín, mà cộng lạicòn vừa đúng 360 phiến, vừa vặn ứng với 360 ngày trong năm.
Sở dĩ liên tục dùng chínvà các bội số của chín là để phối hợp với “ngày Trùng Cửu”, đồng thời nhấn mạnhsự tối cao của trời
Thầy Lý kêu chúng tôilần lượt đứng thử lên phiến đá Thiên Tâm, tiếc là giờ đã bắt đầu có một vài vịkhách, trong tiếng người hơi ồn ào, hiệu quả tiếng vọng e rằng sẽ không tốtlắm.
Còn có một bé gái cứ túmlấy bố gào khóc, tôi gần như buột miệng kêu mọi người ngậm miệng hết, để cô béđứng khóc trên đá Thiên Tâm, xem xem có thể tiếng khóc chấn động trời xanh,khiến ông trời bực mình nện sấm xuống không.
Đến lượt mình đứng lênđá Thiên Tâm, tôi ngửa cổ nhìn trời, nói: “Xin cảm ơn.” Có thể là do tác dụngtâm lý, tôi cảm thấy âm thanh quả thực lớn hơn thật, lờ mờ cũng nghe thấy cảtiếng vọng.
“Anh nói cái gì thế,”Noãn Noãn nói.
Tôi bảo với Noãn Noãn,hồi học cấp III từng học một bài văn tên “Tạ Thiên” do Trần Chi Phiên viết.
Mở đầu có câu: “Vì nhữngngười cần cảm tạ quá nhiều, nên đành cảm tạ ông trời vậy.” Hồi đó đọc xong màxúc động bồi hồi, giờ cuối cùng cũng có thể trực tiếp bày tỏ với ông trời lòngcảm ân rồi.
“Anh còn nghe thấy cảtiếng vọng nữa đấy,” tôi nói. “Mà không chỉ một tiếng đâu.”
“Thật không?” Noãn Noãnrất tò mò.
“Ừ.” Tôi gật đầu. “Tổngcộng anh nghe thấy chín tiếng vọng, tiếng thứ nhất là: Đừng khách sáo.”
“...”
“Tiếng thứ hai là...”
“Anh đừng nói nữa,” NoãnNoãn ngắt lời tôi, “em có hỏi đâu.”
“Để anh nói đi mà.”
Noãn Noãn chẳng buồn đểý đến tôi nữa, rảo bước đi nhanh
Tôi đành ở lại đằng sautự nói một mình, lần lượt từ câu thứ hai đến câu thứ tám: Ngươi vất vả rồi,Ngươi đúng là người khách khí, Giờ rất hiếm gặp được người nào tri ân đồ báonhư ngươi, Bắc Kinh có vui không, Có quen không, Có mệt không, Có bạn mới nàochưa.
“Tiếng vọng thứ chín làquan trọng nhất, vì là thứ chín mà,” tôi nói. “Tiếng vọng thứ chín nghe rất rõràng, đó là: Ừ, Noãn Noãn thật là một cô gái tốt.”
Noãn Noãn dừng lại, nói:“Sao tiếng vọng thứ chín lại nhắc đến em?”
“Vì lúc tiếng vọng thứtám hỏi có bạn mới nào chưa? Anh liền trả lời thầm: Có, cô ấy tên là Noãn Noãn,là một cô gái tốt,” tôi nói, “thành ra tiếng vọng thứ chín trả lời thế đấy.”
Noãn Noãn quay người lạiđối diện với tôi, khựng lại mất mấy giây, rồi nói: “Anh nói linh tinh lâu vậyrồi, đã khát chưa?”
“Rồi.” Tôi gật gật đầu.
“Lát nữa mua chai sữachua uống.” Noãn Noãn bật cười.
“Được thôi.” Tôi cũngcười.
Tôi và Noãn Noãn kề vaiđi bên nhau, em nói: “Muốn biết vừa nãy em nói gì ở đá Thiên Tâm không?”
“Em nói gì ở đá ThiênTâm?” tôi hỏi.
“Em muốn tới Noãn Noãn,”Noãn Noãn nói. “Mà em cũng nghe thấy tiếng vọng nữa.”
“Em đừng có nói. Anh cóhỏi đâu,” tôi nói.
“He he, em cũng nghethấy chín tiếng vọng.” Noãn Noãn cười khúc khích. “Tám tiếng đầu tiên là: Đượcđấy, Đi đi thôi, Nhất định phải đi, Không đi không được, Không thể không đi, Khôngđi không xong, Không đi là ta dội sấm, D sấm rồi ngươi vẫn cứ phải đi.”
Tôi chạy vọt đi, NoãnNoãn lập tức đuổi theo; tôi lách bên này lạng bên kia, Noãn Noãn vẫn theo sátbên cạnh.
“Tiếng vọng thứ chín làquan trọng nhất, đó là: Đây là lời hẹn giữa Noãn Noãn và Lương Lương,” NoãnNoãn nói với tôi.
“Cũng may là em chỉ nóilinh tinh thôi,” tôi nói.
“Dù gì anh cũng nghethấy rồi.” Noãn Noãn nhún vai.
Lại đến Hoàng Khung Vũ,lần này cuối cùng cũng có thể vào trong rồi.
Tổng cộng ba lần đingang qua cửa Hoàng Khung Vũ mà không bước vào lần nào, chúng tôi dường như đềuđã thành Đại Vũ [18] rồi.
Bên trong đền, thẳnghướng Bắc có một phiến đá tròn, nằm ở bài vị thờ phụng Hoàng Thiên Thượng Đếcao nhất trong gi­an thờ thần.
Hai chái đông tây trongđền mỗi bên xếp bốn bài vị, thờ tám vị hoàng đế đời Thanh, lần lượt là Nỗ NhĩCáp Xích, Hoàng Thái Cực, Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh,Đạo Quang.
“Anh nhớ đời Thanh cótất cả 12 vị hoàng đế,” tôi hỏi Noãn Noãn, “còn bài vị của Hàm Phong, Đồng Trị,Quang Tự, Tuyên Thống đâu?”
“Có thể bọn họ thấy mìnhlàm Trung Quốc be bét ranh bành, nên ngại không vào ở đây,” Noãn Noãn nói.
Ra khỏi Hoàng Khung Vũ,chúng tôi tiếp tục đi về hướng Bắc, qua cầu Đan Bệ dài hun hút, hai bên bờtrồng toàn cây bách.
Thầy Lý nói trong ThiênĐàn có hơn sáu vạn cây bách, được trồng dày đặc khiến nơi nàytrở nên trangnghiêm hơn.
Cầu Đan Bệ nối từ namsang bắc, cao dần lên, tỏa chỉa thành ba nhánh tả, trung, hữu.
Nhánh trung là Thần đạo,dành cho thần thánh; nhánh hữu là Hoàng đạo, dành cho hoàng đế; nhánh tả làVương đạo, dành cho các vương công đại thần.
Thầy Lý vừa dứt lời, tấtcả mọi người đều không hẹn mà cùng xông lên nhánh Thần đạo.
“Thần đạo vốn chẳng cầnxây làm gì,” tôi nói. “Đã là thần, lẽ nào còn cần đi bộ nữa sao?”
Noãn Noãn trợn tròn mắt,lúc sau mới bật cười, nói: “Câu hỏi này của anh, thật khiến người ta không biếttrả lời thế nào.”
Lại có người hỏi: Đây rõràng là đường, sao phải gọi là cầu?
Thầy Lý trả lời: Phíadưới có một thông đạo hướng Đông Tây, cắt ngang cầu Đan Bệ, vậy nên gọi là cầu.
“Thông đạo này để chocác loài gia súc như bò dê đi, đám gia súc sẽ đi đến một lò mổ cách đây vàitrăm mét để bị giết mổ, rồi làm thành đồ tế. Vì vậy thông đạo này bị gọi là QuỷMôn Quan, có bạn nào muốn đi thử xem không?”
Đầu óc mọi người đều rấtbình thường, chẳng ai muốn thử cả.
Cuối cùng cũng đến điệnKỳ Niên tiêu biểu cho kiến trúc của Thiên Đàn, đây là tọa điện lớn hình tròn cóba tầng mái, đỉnh ngọc thếp vàng, mái hiên màu lam thẫm, được ốp bằng ngói lưuly xanh lam. Màu xanh và hình tròn, đều tượng trưng cho trời.
Hoàng đế cử hành nghi lễtại đây, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Tòa điện cao chín trượngchín (gần 32 mét), được xây toàn bằng gỗ, dùng hai mươi tám cột gỗ chống đỡ trọnglượng của mái
Hai mươi tám cột gỗ nàyxếp thành ba vòng, vòng trong bốn cột tượng trưng cho bốn mùa; vòng giữa mườihai cột tượng trưng cho mười hai tháng; vòng ngoài mười hai cột tượng trưng chomười hai giờ [19]; vòng giữa và vòng ngoài cộng vào thành hai mươi tư, tượngtrưng cho hai mươi tư tiết khí một năm; tổng ba vòng là hai mươi tám, tượngtrưng cho hai mươi tám vì tinh tú.
Điện Kỳ Niên tọa lạctrên nền đài ba tầng hình tròn bằng đá cẩm thạch trắng, mỗi tầng đều có lan cancẩm thạch trắng khắc hoa.
Từ xa nhìn lại, mái đềnxanh lam sẫm, đá cẩm thạch trắng tinh khiết, cửa gỗ và cột gỗ đỏ sậm, lại thêmvàng, đỏ, xanh lục, xanh trời của màu sơn ngọc tỷ, tổng thể kiến trúc mang màusắc đối chọi mạnh mẽ mà vẫn giữ vẻ hòa hợp.
Tôi và Noãn Noãn đứng trướccửa lớn điện Kỳ Niên phóng tầm nhìn ra xa, cầu Đan Bệ như một nét mác trải dàivề hướng Nam, hàng cây bách cổ hai bờ xanh biếc một màu, thấp thoáng vài máihiên đền chùa, tầm nhìn như kéo dài vô tận.
Điều này khiến người tacó một ảo giác như đang từ trên trời chầm chậm trượt xuống.
Noãn Noãn đi mua sữachua về, chúng tôi bèn cùng hưởng thụ cảm giác lâng lâng vừa trượt xuống từtrời vừa uống sữa chua.
Mọi người rời Thiên Đànqua cửa Bắc Thiên Môn, thầy Lý nói muốn để chúng tôi đi thăm Đại Thạch Lạt Nhiở Tiền Môn.
Đại Thạch Lạt Nhi cáchThiên Đàn không xa, chỉ đi một chút là tới.
“Đại Thạch Lạt Nhi làkhu thương nghiệp cổ nhất, và cũng phồn hoa nhất của Bắc Kinh, nơi đây tậptrung dày đặc các biển hiệu cửa tiệm cổ nhất Bắc Kinh. Đồng Nhân Đường bánthuốc bắc, Thụy Phù Tường bán vải, Mã Tụ Nguyên bán mũ, Nội Liên Thăng bán giàyvải, Trương Nhất Nguyên bán lá trà, vân vân, đều là những cửa tiệm nổi tiếng cóhàng trăm năm lịch sử.” Thầy Lý vừa đi vừa nói, đã đến đầu phố, trên hàng ràotrạm lộng bằng sắt cao chừng một tòa nhà hai tầng, có đề ba chữ lớn thếp vàng:Đại Sách Lan.
“Đây...” Tôi có chútkích động, hỏi Noãn Noãn: “Lẽ nào đây chính là...”
“Đại Thạch Lạt Nhi.”Noãn Noãn bật cười khúc khích.
“Sách Lan nghĩa là hàngrào, có thể đọc thành Thạch Lạt à?”
“Em đã tra tự điển,”Noãn Noãn nói, “không đọc được.”
“Vậy...”
“Đừng hỏi nữa,” NoãnNoãn nói. “Cứ gọi theo thế đi.”
Nghe nói, thời HiếuTông, để phòng trừ nạn trộm cướp ngày càng hoành hành trong kinh thành, hàngrào này được dựng lên đầu con phố, cứ đêm xuống là đóng chặt, ở những khu ràotrọng yếu còn có binh sĩ đi tuần về đêm.
Vì ở đây tập trung nhiềutiệm buôn bán, hàng rào được xây cao lớn, vững chắc, nên người ta gọi đây là“Đại Sách Lan” tức hàng rào lớn.
Đầu đời Thanh có lệnhcấm: “Trong thành gần hoàng cung, nghiêm cấm huyên náo”, vì chỗ này vừa may nằmngoài dải cô lập, mọi người đều đổ về đây tìm niềm vui, những khu ăn chơi nhưKhánh Lạc Viên, Quảng Đức Lầu, Quảng Hòa Viên vẫn còn tồn tại đến bây giờ, thuởđấy đều đêm đêm vang tiếng đàn ca.
Nơi đây cũng trở thànhnơi người dân thưởng trà, xem kịch, mua sắm, là một phần trong cuộc sống sinhhoạt của người dân Bắc Kinh cổ.
Tôi và Noãn Noãn đi dạodọc con phố, ngay lập tức bị thu hút bởi một lầu quán có kiến trúc như hý viêntự, bên trên còn có cả biển hiệu “Nơi sản sinh điện ảnh Trung Quốc”.
Bên trong là kiểu kiếntrúc hình vòng hai tầng, bốn bề tường có treo rất nhiều tranh ảnh lịch sử.
Vốn dĩ đây là một rạpchiếu phim, bộ phim điện ảnh đầu tiên của Trung Quốc “Núi Định Quân” năm 1905được chiếu chính tại đây.
Nhìn các máy móc chiếubóng cổ trưng bày, tôi kể cho Noãn Noãn nghe còn nhớ hồi nhỏ được đi xem chiếubóng ngoài trời.
Thời đó chỉ cần có lễ kỷniệm, là khu đất trống trước đình chùa lại được chăng một tấm vải trắng lớn, vàobuổi tối sẽ chiếu phim.
Tôi luôn thích đứng cạnhanh thợ chiếu bóng, xem anh chầm chậm quay cuộn phim.
Noãn Noãn nói hồi nhỏ emcũng cực kỳ thích xem chiếu bóng ngoài trời.
Ra khỏi lầu quán, lòngtôi vương đầy những hồi ức xưa cũ, dường như thấy chính mình đã trở lại thànhthằng bé nhảy nhót nghịch ngợm thuở nào.
“Đại Sách Lan” là khuphố đi bộ, không hề có xe cộ đi vào, những biển hiệu cổ của các cửa tiệm cànglàm tăng thêm vẻ cổ xưa cho cảnh phố.
Noãn Noãn nói ở đây cóvài nơi em dường như đã từng thấy trong những bộ phim làm về triều Thanh.
Trong khu “Đại Sách Lan”đều là các tiệm buôn bán, nhưng tôi chẳng rủng rỉnh gì, thành ra ham hố mua sắmcũng không cao.
Thái độ phục vụ ở đâycũng không tồi, mỗi khi khách mua đồ, nhân viên cửa hàng thường nói: “Đây là đồ- Ngài – mua, đây là hóa đơn – Ngài – cần, tôi để hóa đơn trong túi này, để -Ngài – tiện cầm.” Mỗi chữ Ngài đều được kéo dài ra, cũng khá thú vị.
Mỗi khi nhìn thấy giátiền ghi trên một món đồ, phản ứng đầu tiên của tôi đều là đổi sang tiền Đài,quả nhiên rất rẻ.
“Nhân dân tệ với Đài tệđổi
“Khoảng một đổi bốn,”tôi nói. “Một nhân dân tệ đổi được bốn Đài tệ.”
“Ừm.” Noãn Noãn gật đầutỏ ra đã hiểu, rồi chỉ vào một bình hoa ghi giá 200 tệ. “Vì thế cái này giá 50Đài tệ?”
“Là 800 Đài tệ chứ!” Tôitrợn tròn mắt không dám tin vào tai mình.
Noãn Noãn lè lưỡi, nói:“Em vốn không giỏi Toán mà.”
“Thế này sao gọi làkhông giỏi được?” Tôi nói. “Phải gọi là rất kém.”
Tôi rút trong ví ra mộttờ 100 Đài tệ kể từ khi đến Bắc Kinh vẫn chưa được cho ra phơi nắng, nói: “Đổicho em lấy 100 nhân dân tệ.”
“Anh mơ đấy à!” NoãnNoãn nói.
“Cũng được,” tôi cườicười, “môn toán của em cũng coi như chưa hết thuốc chữa.”
Noãn Noãn dường như rấttò mò về tờ tiền đỏ trong tay tôi, tôi bèn đưa cho em.
“Đây là Tôn Trung Sơnmà,” Noãn Noãn xem xét xong, nói.
“Em cũng nhận ra à,” tôinói. “Lợi hại đấy.”
“Ai mà không nhận rachứ.” Noãn Noãn lườm tôi một cái.
Tôi thấy Noãn Noãn cựckỳ hứng thú với Đài tệ, bèn lại móc ví ra tờ 1000 Đài tệ màu xanh đưa cho em.
“Sao lại là trẻ con thếnày?” Noãn Noãn tỏ vẻ nghi hoặc. “Em còn tưởng sẽ thấy Tưởng Giới Thạch chứ.”
“Hồi xưa thì đúng vậy,mấy năm trước mới đổi rồi.
“Quả nhiên em đoán khôngsai mà, các anh thế nào cũng in hình Tưởng Giới Thạch...” Noãn Noãn nói rồi độtnhiên ngừng bặt.
“Làm sao thế?” tôi hỏi
“Em gọi thẳng tên TưởngGiới Thạch, anh không sao chứ?” Noãn Noãn hỏi.
“Có gì mà sao với khôngsao?” Tôi lấy làm tò mò.
“Tưởng – Giới – Thạch,”Noãn Noãn nói rành rọt từng chữ, “thật là không sao?”
“Đương nhiên không saorồi,” tôi nói, “em mà gọi là anh Giới Thạch, anh mới làm sao đấy.”
“Anh bệnh đấy à.” NoãnNoãn lại trừng mắt nhìn tôi.
Tôi sực hiểu ra, mấy hômnay tiếp xúc vui vẻ, tự nhiên, khiến chúng tôi nói đủ mọi chuyện, quên mất rằnggiữa đôi bên vẫn còn tồn tại một số khác biệt, thậm chí là cấm kỵ.
“Nếu như mười năm trướcem gọi thẳng tên Tưởng Giới Thạch, có lẽ anh sẽ làm sao thật. Nhưng giờ thìkhông rồi.”
“Vì sao?”
“Ở Đài Loan, làm gì cònTưởng Giới Thạch nữa!”
Noãn Noãn định nói gì đólại thôi, dường như cũng chợt nhớ ra những cấm kỵ giữa chúng tôi, bèn cười xòavài tiếng.
Noãn Noãn hẳn không biếttâm trạng tôi lúc nói những lời này.
Đối với thế hệ sinh viênchúng tôi thời nay ở Đài Loan, chúng tôi từng ngây thơ nhưng đó là vì nhiệttình.
Những chân lý và tínngưỡng vẫn kiên tưởng trong một gi­ai đoạn thường chưa đến vài năm đã dễ dàngsụp đổ; mà giá trị quan mới được thiết lập cũng chẳng biết lúc nào sẽ lại rạnvỡ?
Không phải chúng tôikhông tin lịch sử, chỉ là không biết nên tin ai?
Vì vậy, chúng tôi khôngcòn tin nữa, cũng không còn nhiệt tình nữa.
Nếu như tôi nói điều nàyvới Noãn Noãn, hẳn em sẽ chẳng thể nào hiểu nổi.
Tôi thử chuyển chủ đềnói chuyện, móc trong túi ra một tờ 100 nhân dân tệ màu đỏ, bên trên là chândung Mao Trạch Đông.
Tôi đã đổi tiền đô Mỹtrước từ Đài Loan, tới Bắc Kinh lại lấy tiền đô đổi sang nhân dân tệ.
Tôi không muốn nói vớiNoãn Noãn quá trình phức tạp này, chỉ vào ba tờ tiền trong tay nói: “Giờ em thửcoi, đây là tờ 1000 Đại tệ có hình Tưởng Giới Thạch, 100 nhân dân tệ in ảnh MaoTrạch Đông, 100 Đài tệ in hình Tôn Trung Sơn trên đó. Vậy một “tờ Tưởng GiớiThạch” có thể đổi được hai phẩy năm “tờ Mao Trạch Đông” và một “tờ Mao TrạchĐông” lại đổi được bốn “tờ Tôn Trung Sơn”. Em đã hiểu chưa?”
Noãn Noãn thấy thú vị,liền bật cười, gật gật đầu.
“Đúng rồi,” tôi nói,“anh vừa gọi thẳng tên Mao Trạch Đông, em không sao chứ?”
“Mao Trạch Đông vẫn luônđứng cùng quần chúng nhân dân, gọi thẳng tên có gì sai đâu?”
“Mao – Trạch – Đông,”tôi đọc rành rọt từng chữ, “thật là không làm sao?”
“Anh nhạt toẹt quá đấy.”Noãn Noãn nói xong, liền nhớ ra vừa nãy mình cũng đã có phản ứng như thế, bèn
“Từ Đài Loan bay đếnHồng Kông rồi lại bay đến Bắc Kinh, anh tiêu mất khoảng 10 tờ Tưởng GiớiThạch.” Nói đoạn tôi hỏi Noãn Noãn: “Xin hỏi như thế là bao nhiểu ông Tôn TrungSơn?”
“Quá đơn giản,” NoãnNoãn nói, “100 tờ Tôn Trung Sơn.”
“Thế bằng bao nhiêu tờMao Trạch Đông?” tôi lại hỏi.
“25 tờ chứ gì,” NoãnNoãn vừa cười vừa trả lời.
“Tiếp theo là một câuhỏi rất uyên thâm,” tôi nói. “Nếu anh tiêu hết hai ‘tờ Tưởng Giới Thạch’, 3 ‘tờMao Trạch Đông’, 4 ‘tờ Tôn Trung Sơn’, xin hỏi anh đã tiêu hết bao nhiêu ‘tờMao Trạch Đông’?”
“Hả?” Noãn Noãn sữngngười.
Chúng tôi bước vào thiệmThụy Phù Tường, bên trong bày đầy các xấp vải lụa muôn hình muôn vẻ, khiếnngười ta hoa hết cả mắt.
Ở đây còn có một quầycắt may, khách hàng chọn vải xong, người thợ may có thể giúp khách may y phụcvừa vặn.
Cũng có thể đặt mayxường xám, đo các số đo, chọn vải xong, chóng một chút là hôm sau có thể gi­aohàng; nếu là khách du lịch nước ngoài, cửa tiệm còn gửi xường xám đã may xongđến tận khách sạn cho khách.
“Chín ông Mao TrạchĐông!” Noãn Noãn đột nhiên nói.
Tôi giật thót người,người trong cửa tiệm dường như cũng đều giật mình, ầm ập ném tới những ánh nhìnkỳ lạ.
“Đấy là đáp án của câuhỏi vừa rồi,” Noãn Noãn có vẻ ngượng ngịu, giảm thật nhỏ âm lượng.
Ra khỏi Thụy Phù Tường,bước vào Nội Liên Thăng, liền nhìn thấy bức hoành “Tiệm giày vải số 1
“Noãn Noãn, cho anh mượnchân em xem nào,” tôi nói.
“Định mua giày cho ngườiyêu hả?”
“Anh không có ngườiyêu,” tôi nói.
Noãn Noãn bật cười khúckhích, cúi xuống cởi dây giày.
“Nhưng bạn gái thì cómấy cô, phải mua vài đôi,” tôi lại nói.
Noãn Noãn khựng tay lại,rồi buộc lại dây giày, đứng lên.
“Đùa thôi mà,” tôi vộivàng cười cười, “anh định mua giày cho mẹ anh.”
Noãn Noãn trừng mắt nhìntôi, rồi lại cúi xuống tháo dây giày.
“Anh có biết cỡ chân củamẹ anh không?” Noãn Noãn hỏi.
“Chắc là biết.”
“Thật không?”
“Hồi nhỏ hay bị đánh,anh toàn quỳ dưới đất ôm lấy chân mẹ gào khóc: Mẹ, con sai rồi!” Tôi cười nói:“Nhìn lâu rồi, cỡ chân mẹ cũng in sâu trong óc.”
“Toàn nói linh tinh.”Noãn Noãn cũng bật cười.
Noãn Noãn giúp tôi chọnmột đôi giày vải để khâu thủ công, mặt giày màu đen có thêu vài bông hoa nhỏmàu đỏ.
Đây là hàng khuyến mại,giá 88 nhân dân tệ, tôi rút tờ 100 nhân dân tệ ra, rồi gọi Noãn Noãn lại: “Nào,chúng ta cùng tạm biệt Mao chủ tịch một tiếng,” tôi nói.
Noãn Noãn chẳng buồn đểý đến tôi, đi thẳng ra ngoài.
Nhân viên bán hàng trảlại cho tôi một tờ 10 tệ và hai đồng 1 tệ.
“Em xem,” tôi bước tớicạnh Noãn Noãn, chỉ vào chân dung Mao Trạch Đông trên tờ 10 tệ, nói: “Mao chủtịch không nỡ xa bọn mình, thay quần áo cái lại trở về rồi này.”
“Bắc thất!” Noãn Noãnnói.
“Mắng hay lắm,” tôi nói,“câu này đúng là dùng thế đấy.”
Ra khỏi Nội Liên Thăng,Noãn Noãn nói em muốn đi mua một thứ, mười phút sau sẽ quay lại, rồi liền chạymất tiêu.
Đợi chưa đầy năm phút,tôi đã thấy chán, bèn mua cây kẹo gậy, ngồi xổm xuống góc tường vẽ vòng tròn.
“Mua xong rồi.” NoãnNoãn chạy trở lại, hỏi: “Anh đang làm gì đấy?”
“Anh đang diễn cảnh đứatrẻ bị lạc mẹ.” Tôi đứng dậy.
“Đúng là mất mặt.” NoãnNoãn nói.
“Em mua gì thế?” tôihỏi.
“Mấy hôm nữa rồi anh sẽbiết.” Noãn Noãn úp úp mở mở.
Phố đi bộ Đại Sách Lankéo dài từ đông sang tây không đến 300 mét, nhưng tôi và Noãn Noãn vẫn đi bộđến hai chân mỏi nhừ.
Vừa may trước cửa ĐồngNhân Đường có chỗ để ngồi, chúng tôi bèn ngồi xuống nghỉ giải lao.
“Chỗ này thích thật, chomọi người được ngồi,” tôi nói. “Nếu như trời nóng quá đi bộ đến ong đầu, có thểvào luôn bên trong gặp bác sĩ bốc thuốc.”ng thế.” Noãn Noãn lau mồ hôi, đưa chotôi một bình sữa chua.
Tôi phát hiện mùa hè ởBắc Kinh dường như không thể thiếu được sữa chua lạnh.
“Hay đọc tin trên báo vềĐại Sách Lan, đến hôm nay mới có dịp đến đây dạo phố,” Noãn Noãn nói.
“Là những tin thế nào?”tôi hỏi.
“Phần lớn đều là giớithiệu về các cửa tiệm cổ hàng trăm năm, thỉnh thoảng cũng có thông tin về việcdỡ bỏ tu sửa.”
“Dỡ bỏ thật á?”
“Chắc là tu sửa. Nhưngtu sửa xong phong vị kinh kỳ có còn không thì cũng không biết được,” Noãn Noãnnói. “Tuổi này rồi, những thứ cần thuần khiết luôn rất chóng chết.”
Em nhìn ánh chiều tà,hồi lâu lại nói: “Dưới ánh chiều tà, bóng dáng người con gái ngồi nơi Đại SáchLan uống sữa chua, có lẽ về sau cũng chẳng thể nhìn thấy nữa.”
“Nhưng tinh thần của emsẽ vẫn luôn trường tồn,” tôi nói.
“Nói cái gì thế.” NoãnNoãn bật cười thành tiếng.
Cũng gần đến giờ về, mọingười chầm chậm đến đầu phố phía đông Tiền Môn tập trung.
Tôi thấy biển hiệu “ToànTập Đức” phía đối diện, liền hào hứng nói với Noãn Noãn: “Toàn Tập Đức kìa!”
“Muốn ăn vịt quay à?”Noãn Noãn hỏi.
“Ừ.” Tôi gật đầu. “Hômnay hình như có mời miễn phí.”
“Thật không?” Noãn Noãngiật thót mình. “Làm sao thế được?”
“Anh vừa mới thấy trướccửa tiệm có xếp mấy băng ghế dài, chắc là mời xem miễn phí người ta ăn vịtquay.”
“Anh...” Noãn Noãn khôngnói tiếp nữa, quay ngoắt đi không thèm để ý đến tôi.
Hai mắt tôi vẫn nhìnchằm chằm vào tiệm vịt quay Toàn Tự Đức phía đối diện.
“Lương Lương,” Noãn Noãnnói, “nếu anh muốn ăn, lần sau đến Bắc Kinh em sẽ mời anh.”
“Đây là lời hứa tronggió hả?”
“Hả?”
“Lúc có gió không nênhứa gì cả, làm vậy sẽ là lời hứa gió bay đấy.”
“Em có như anh đâu,”Noãn Noãn nói. “Em nói muốn tới Noãn Noãn, anh đến một lời hứa cho tử tế cũngkhông có.”
“Xe đến rồi,” tôi nói.
“Lại vờ vịt nữa.” NoãnNoãn khẽ hừ một tiếng.
Quay về trường ăn cơmxong, mọi người lại tập trung trong giảng đường trưng bày chiến lợi phẩm hômnay.
Chiến lợi phẩm hôm nayvô cùng phong phú, xem ra hầu bao của rất nhiều người đều đã thất thoát khôngít ở Đại Sách Lan.
Từ Trì cho tôi xem ảnhcậu ta chụp ở Đại Sách Lan, có một bức chụp bóng lưng tôi và Noãn Noãn đang kềvai uống sữa chua.
Nhớ tới lời Noãn Noãnnói lúc đó: “Tuổi này rồi, những thứ thuần khiết luôn rất chóng chết.
Không biết lần sau tớiBắc Kinh (nếu như vẫn còn có lần sau), những thứ thuần khiết nào sẽ ra đi trướcđây?
Và còn thứ thuần khiếtnào vẫn rất thuần khiết?
Nằm trên giường nhắmchặt mắt, tôi thấp thoáng nghe thấy vài âm thanh.
Có lẽ là do ảnh hưởngcủa vách hồi âm ở Thiên Đàn, tiếng cười của Noãn Noãn vẫn cứ vọng lại trong timtôi.

1Tìm Kiếm OnPage
Online : 1 Daily : 1 Total : 91
Time : 23:45 Date : 25/12/24
U-ON
Gopet - Mobi Army - Wap Game Hay - Wap Tai Game